[2021] PHÂN BIỆT SỐT THƯỜNG, SỐT VIRUS, SỐT XUẤT HUYẾT

21/10/2021
Thời điểm hiện tại là lúc dịch sốt xuất huyết bùng phát. Tuy nhiên người khi bị mắc sốt xuất huyết lại nghĩ rằng là triệu chứng sốt thường, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy làm sao để phân biệt sốt thường, sốt virus và sốt xuất huyết.

1. Biểu hiện sốt thường

Sốt thường là tình trạng cơ thể tăng nhiệt độ tạm thời. Đây là cơ chế của cơ thể phản ứng lại với bệnh. Sốt thường xảy ra quanh năm nhưng thông thường vào thời điểm giao mùa sẽ dễ bị.
Sốt thường xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân như vi khuẩn gây viêm họng, virus hay tình trạng viêm do tổn thương mô. Bên cạnh đó, một số tác nhân từ môi trường như thay đổi nhiệt độ, hóa chất cũng có thể gây sốt.

2. Biểu hiện sốt virus

Sốt virus thường dễ bắt gặp ở trẻ em hơn là người lớn do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Dấu hiệu chung của sốt virus là sự tăng nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên đây là bệnh khá đa dạng vì có nhiều loại virus có thể gây sốt virus. 

Dấu hiệu sốt virus xuất hiện ở trẻ em

  • Ngoài những cơn sốt lên tới 39oC thì sốt virus còn kèm theo một số triệu chứng khác như:
  • Phát ban: Các nốt ban đỏ xuất hiện trong vòng 2 đến 3 ngày đầu tiên. Khi các nốt ban giảm dần cũng là lúc tình trạng sức khoẻ của bé được cải thiện.
  • Đau nhức mình mẩy, đau tập trung ở phần cơ bắp của trẻ. 

Dấu hiệu sốt virus xuất hiện ở người lớn

  • Mệt mỏi khắp người, đặc biệt ở phần cơ. Kèm theo đó làm sự tăng thân nhiệt. Thân nhiệt có thể tăng lên tới 40oC báo hiệu tình trạng nhiễm trùng của cơ thể.
  • Bệnh nhân ho và chảy nước mũi liên tục.
  • Xuất hiện các nốt phát ban trên da đi kèm theo cơn sốt.

3. Biểu hiện sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Dengue. Bệnh truyền nhiễm từ người này qua người khác do vết đốt từ muỗi vằn.


Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị hợp lý có thể dẫn đến sốc và tái sốc.


Bệnh nhân bị sốt xuất huyết sẽ trải qua 3 giai đoạn bệnh với những dấu hiệu khác nhau. Giai đoạn đầu đặc trưng bởi các biểu hiện xung huyết trên da (các nốt phát ban), chảy máu chân răng. Đây là giai đoạn dễ bị nhầm lẫn với sốt thường và sốt virus.


Khi tình trạng tiến triển nặng, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng như nôn ói nhiều, gan to, tiểu ít. Xét nghiệm máu sẽ phát thiện chỉ số hematocrit tăng cao kèm theo sự sụt giảm nhanh chóng của tiểu cầu.


Mặc dù sốt virus và sốt thường có giai đoạn chuyển biến nặng như sốt xuất huyết. Nhưng do những dấu hiệu ban đầu của 3 bệnh khá giống nhau nên nhiều người mắc sốt xuất huyết lại chủ quan, cho rằng mình chỉ mắc sốt thông thường. Bởi vậy đến khi bệnh chuyển biến xấu mới đến các cơ sở y tế để kịp thời điều trị.

Cần làm gì khi bị sốt xuất huyết

Nếu bệnh nhân thấy mình có những dấu hiệu dưới đây kèm theo cơn sốt thì cần đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời điều trị:

  • Sốt cao liên tục không thuyên giảm.
  • Nôn ói.
  • Mệt lả người.
  • Cơ thể mệt mỏi vật vã, nằm li bì.
  • Đau nhức bụng, đau tức ở vùng gan.

Bệnh sốt xuất huyết không lây trực tiếp mà thông qua muỗi đốt để truyền bệnh từ người này qua người khác. Do đó để có thể phòng sốt xuất huyết hiệu quả cần thực hiện vệ sinh sạch sẽ nhà ở, giữ gìn vệ sinh cá nhân để có thể bảo vệ tốt bản thân và gia đình.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

18/07/2025
Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược thiên nhiên được biết đến với nhiều công dụng tốt. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều biết sản phẩm này nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây nên nhiều nguy hiểm cho cơ thể.
18/07/2025
Đông trùng hạ thảo được biết đến nhiều trong Y học cổ truyền đặc biệt ở Trung Quốc và đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị nhiều bệnh về sức khỏe. Mặc dù nấm có triển vọng trong nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn có rất ít nghiên cứu về tác dụng của chúng đối với con người. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu trước khi các chuyên gia có thể đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào.
17/07/2025
Theo các nghiên cứu khoa học, Đông trùng hạ thảo có tác dụng trong việc hỗ trợ đẩy lùi các khối u ác tính, cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh của người mắc ung thư. Bên cạnh đó, đông trùng hạ thảo hỗ trợ tăng lượng bạch cầu và tiểu cầu, cải thiện các tác dụng phụ ở bệnh nhân sau hóa trị như: buồn nôn, chán ăn, rụng tóc, mất ngủ... Giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch, hỗ trợ các biến chứng của tiểu đường và vô vàn các công dụng thần kỳ khác đối với sức khỏe con người.
Zalo Mesenger