7 động tác yoga giúp giảm đau mỏi vai gáy tại nhà

30/11/2021
Việc duy trì một tư thế trong thời gian dài khiến các cơ bắp co cứng, tăng tải trọng lên trên cột sống và vùng thắt lưng. Từ đó dẫn đến các cơn đau nhức cổ vai gáy và thắt lưng. Dưới đây là 7 động tác yoga được các chuyên gia hướng dẫn có thể giúp giảm cảm giác đau mỏi vai gáy và có một tinh thần thoải mái ngay tại nhà.

Tư thế sang vai/cuộn cổ

Đầu tiên, ngồi trên thảm tập với tư thế thoải mái nhất. Lưng thẳng, vai thả lỏng, hai chân khoanh lại. Hai tay thả lỏng trên đầu gối. Sau đó, nhẹ nhàng dùng một tay đẩy đầu qua bên trái hoặc bên phải đến khi tai chạm vào vai. Tiếp sau đó, từ từ cuộn đầu trở lại vị trí trung tâm và tiến đến bên đối diện. Thực hiện tư thế sang vai/cuộn cổ 3 lần.

Tư thế cuộn cổ. Ảnh: Verywellfit


Tư thế con mèo

Moi người bắt đầu tư thế trên thảm tập, đầu gối chống xuống, lưng cong, đưa mắt nhìn lên trần nhà. Tiếp theo đó bắt đầu võng lưng xuống, đẩy vai đưa về phía trước. Cần từ từ hạ lưng xuống cho đến khi bắp tay gần chạm ngực. Thực hiện động tác này trong 8 nhịp thở.

Tư thế con mèo. Ảnh: Yoffielife


Tư thế nắm tay sau lưng

Khi bắt đầu, cần giữ tư thế ngồi thẳng lưng, hai chân bắt chéo (chân này bắt chéo qua đùi của chân kia). Tiếp theo đó, đưa tay phải lên vòng ra sau lưng, ép sát vào bên vai trái. Tay còn lại hạ xuống mạn sườn rồi vòng qua sau lưng sau cho nắm được tay phải. Trong quá trình thực hiện cần kéo căng vai tốt nhất có thể. 


Từ từ cúi thấp đầu xuống sao cho cằm chạm ngực. Thực hiện tư thế trong 20 giây, sau đó đổi bên.

Tư thế nắm tay sau lưng. Ảnh: Yoffielife.


Tư thế chiến binh

Đứng vững một chân ở gần mép thảm, rạng rộng chân còn lại đưa về phía sau theo hình chữ V. Sau đó, tiến hành gập gối trước xuống thấp khoảng 90 độ. Nhấc cả hai tay lên và dang rộng sang hai bên. Một tay tiến về phía chân trước, một tay hướng về phía chân sau. Giữ động tác trong 30 giây rồi tiến hành đổi bên.

Tư thế con mèo. Ảnh: Yoffielife


Tư thế căng cơ vai chéo

Bắt đầu với tư thế ngồi khoang chân thoải mái, lưng thẳng. Sau đó kéo 1 tay qua cơ thể đến khi cảm thấy vai căng ra. Tay còn lại vòng sang và giữ lấy tay căng cơ. Giữ nguyên tư thế trong vòng 3 nhịp thở, sau đó tiến hành đổi bên.

Tư thế căng cơ vai chéo. Ảnh: Kickfitsports


Tư thế gập người về trước

Khời đầu với tư thế ngồi thẳng lưng, đưa 2 chân về phía trước, lòng bàn chân chụm lại với nhau. Sau đó hít một hơi thật sâu để gập người về phía trước. Cố gắng giữ cho chân thẳng và gót chân chạm sàn. Hãy nhớ luôn giữ cổ thẳng, không chúi cổ xuống dưới. Đếm chậm từ một đến 5 rồi thở dần ra. Đồng thời điều chỉnh dần cơ thể về trạng thái ban đầu.

Tư thế gập người về phía trước. Ảnh: Rbhfitness


Tư thế vặn mình

Ngồi trên thảm tập lưng thẳng, 2 chân duỗi thẳng thả lỏng. Đưa mặt hướng sang bên trái. Đưa chân trái vắt lên chân phải. Sau đó đưa tay phải lên chạm vào cổ chân trái, tay trái đưa ra sau lưng. Giữ nguyên tư thế trong 10 giây, sau đó từ từ đưa cơ thể trở về vị trí ban đầu rồi lại thực hiện tương tự với bên còn lại. Nên duy trì thực hiện đều đặn động tác này 20 phút mỗi ngày.

Tư thế vặn mình. Ảnh: MindBodySoul youtube

Trên đây là hướng dẫn 7 tư thế yoga giúp giảm căng thẳng, đau mỏi vai gáy tại nhà. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ "bỏ túi" cho mình phương pháp giảm đau mỏi vai gáy hiệu quả.
 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

18/07/2025
Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược thiên nhiên được biết đến với nhiều công dụng tốt. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều biết sản phẩm này nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây nên nhiều nguy hiểm cho cơ thể.
18/07/2025
Đông trùng hạ thảo được biết đến nhiều trong Y học cổ truyền đặc biệt ở Trung Quốc và đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị nhiều bệnh về sức khỏe. Mặc dù nấm có triển vọng trong nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn có rất ít nghiên cứu về tác dụng của chúng đối với con người. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu trước khi các chuyên gia có thể đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào.
17/07/2025
Theo các nghiên cứu khoa học, Đông trùng hạ thảo có tác dụng trong việc hỗ trợ đẩy lùi các khối u ác tính, cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh của người mắc ung thư. Bên cạnh đó, đông trùng hạ thảo hỗ trợ tăng lượng bạch cầu và tiểu cầu, cải thiện các tác dụng phụ ở bệnh nhân sau hóa trị như: buồn nôn, chán ăn, rụng tóc, mất ngủ... Giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch, hỗ trợ các biến chứng của tiểu đường và vô vàn các công dụng thần kỳ khác đối với sức khỏe con người.
Zalo Mesenger