Cảm cúm - Khi nào cần đến kháng sinh

28/01/2022
Cảm cúm là căn bệnh do virus gây ra và thường diễn biến theo mùa. Thực tế, các bệnh do virus gây ra không tiến hành điều trị bằng kháng sinh nhưng tại sao một số bệnh nhân vẫn sử dụng. Điều này có thực sự đúng và hợp lý không, có nguy hiểm gì nếu sử dụng không đúng cách?

Lạm dụng kháng sinh của người dân Việt Nam

Việt Nam được biết là nước có tình trạng kháng kháng sinh cao trên thế giới cũng bởi thói quen lạm dụng kháng sinh.

Hầu hết mỗi người dân, khi thấy bị đau hay viêm họng đều bảo ngay rằng uống kháng sinh là khỏi. Với tâm lý và sức ép của người bệnh, nhiều bác sĩ đã phải kê đơn theo ý của bệnh nhân. Đây là thực trạng đáng lo ngại bởi vì:

Việc lạm dụng kháng sinh sẽ khiến cho vi khuẩn ngày càng đề kháng thuốc làm cho công cuộc chữa bệnh ngày càng khó khăn và nan giải hơn.

Việc sử dụng kháng sinh không đúng mục đích, bệnh gì cũng dùng kháng sinh có thể bệnh không khỏi mà trở lên nặng hơn.

Kháng sinh không phải là thuốc tiên có thể điều trị bách bệnh. Nó chỉ thực sự hiệu quả nếu dùng đúng liều và đúng bệnh.

Khi nào cảm cúm cần dùng kháng sinh

1. Đau họng

Đa phần, các chứng viêm họng, đau họng đều do virus gây ra. Đối với trường hợp này, không cần thiết phải sử dụng kháng sinh mà chỉ cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý với đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp đó và việc súc họng và xịt họng thường xuyên là được. Tuy nhiên khi viêm họng mà có bội nhiễm do vi khuẩn hoặc triệu chứng lâu ngày không khỏi và ngày càng trở nên trầm trọng hơn có nghi bị viêm amidan thì hãy đến khám tại bác sĩ để có đơn thuốc thật phù hợp.

2. Ho tức ngực

Vào mùa lạnh, đặc biệt là lúc chuyển giao mùa, khí hậu thay đổi đột ngột cơ thể dễ bị nhiễm cảm cúm, cảm lạnh nhiều hơn. Trong trường hợp này, tiến hành điều trị làm giảm triệu chứng của bệnh là được, không cần thiết phải sử dụng kháng sinh.

Chỉ khi thấy người bệnh ho dai dẳng nhiều ngày kèm theo sốt, khó thở, đau tức ngực,...có thể bác sĩ sẽ kê kháng sinh để điều trị.

3. Đau tai

Người bệnh bị cảm cúm bị đau nhức tai là triệu chứng thường gặp đối với trẻ em. Cơn đau sẽ thuyên giảm dần sau khi bệnh sắp khỏi. Trong trường hợp ngày không cần dùng kháng sinh. Nhưng nếu tai ngày một càng trở nên tồi tệ mặc dù đã sử dụng thuốc giảm đau, và xuất hiện dịch mủ bên trong tai. Có thể lúc này bạn đã bị viêm tai, cần sử dụng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, bạn nên thăm khám bác sĩ để có kết luận đúng nhất.

4. Viêm xoang

Cảm cúm thường gây ra tình trạng viêm họng, ngạt mũi, sổ mũi, viêm xoang xảy ra là do virus việc điều trị bằng kháng sinh không mang lại hiệu quả. Lúc này, cần sử dụng biện pháp khác bằng cách xông hơi mũi bằng tinh dầu để làm thông thoáng đường thở. Rửa mũi hằng ngày trong thời gian điều trị để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, virus ra khỏi khoang mũi. Gợi ý cho bạn rằng có thể sử dụng Xịt mũi Navid để loại bỏ dịch nhầy, virus bám bên trong mũi và phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

18/07/2025
Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược thiên nhiên được biết đến với nhiều công dụng tốt. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều biết sản phẩm này nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây nên nhiều nguy hiểm cho cơ thể.
18/07/2025
Đông trùng hạ thảo được biết đến nhiều trong Y học cổ truyền đặc biệt ở Trung Quốc và đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị nhiều bệnh về sức khỏe. Mặc dù nấm có triển vọng trong nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn có rất ít nghiên cứu về tác dụng của chúng đối với con người. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu trước khi các chuyên gia có thể đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào.
17/07/2025
Theo các nghiên cứu khoa học, Đông trùng hạ thảo có tác dụng trong việc hỗ trợ đẩy lùi các khối u ác tính, cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh của người mắc ung thư. Bên cạnh đó, đông trùng hạ thảo hỗ trợ tăng lượng bạch cầu và tiểu cầu, cải thiện các tác dụng phụ ở bệnh nhân sau hóa trị như: buồn nôn, chán ăn, rụng tóc, mất ngủ... Giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch, hỗ trợ các biến chứng của tiểu đường và vô vàn các công dụng thần kỳ khác đối với sức khỏe con người.
Zalo Mesenger