Cảnh báo 09 dấu hiệu u não ở trẻ em cần chú ý

28/01/2022
U não không phải là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Ngày nay, với sự phát triển của các công nghệ khoa học, việc chẩn đoán u não ở trẻ em ngày càng dễ dàng hơn. Làm thế nào để nhận biết được dấu hiệu cảnh báo nguy cơ u não ở trẻ để có phương hướng điều trị thích hợp. Melinka sẽ gợi ý cho bạn 09 dấu hiệu cảnh báo u não ở trẻ em dưới đây, cha mẹ chớ bỏ qua.

1. Đau đầu

Đau đầu được coi là triệu chứng “kinh điển” của các bệnh lý về khối sọ. Việc tồn tại khối u trong đầu sẽ gây ra chèn ép các tế bào thần kinh và các tổ chức xung quanh nên sẽ gây ra tính trạng đau đầu. Nhưng thật không may, đau đầu lại là triệu chứng khá phổ biến của nhiều căn bệnh. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài dai dẳng trên 4 tuần, thường xuất hiện vào buổi sáng kèm theo nôn thì các bậc cha mẹ cần quan tâm đến con trẻ vì đây có thể là đau hiệu cảnh bảo bệnh u não.

2. Buồn nôn và/hoặc nôn

Buồn nôn là triệu chứng rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảnh về đường tiêu hóa nên nhiều ông bố bà mẹ thường bỏ qua triệu chứng này mà chỉ nghĩ rằng con mình đang bị rối loạn tiêu hóa thông thường. Các mẹ cần lưu tâm một điều rằng: triệu chứng này trong bệnh lý u não thường không đi kèm sốt hay rối loạn hình thái phân.

Nếu trẻ buồn nôn hoặc nôn kéo dài mà không có các biểu hiện khác của chứng bệnh về đường tiêu hóa, hãy lưu tâm đến căn bệnh u não. 

Nếu bệnh nhi của bạn nôn kéo dài không tương xứng với những triệu chứng bệnh lý tiêu hóa, hãy nghĩ u não. 

3. Co giật

Trong các ca bệnh u não, phải chiếm đến 40% trẻ nhỏ có triệu chứng co giật đầu tiên. Thông thường, nếu thân nhiệt của trẻ quá cao có thể gây ra tình trạng co giật. Các bậc phụ huynh nên xem xét kỹ về thể trạng của con, các bé bị u não cũng thể co giật ngay cả khi thân nhiệt bình thường. Đây là dấu hiệu để phân biệt với co giật do sốt cao.

4. Rối loạn về thị giác

Thị lực của bé có thể giảm, xuất hiện các triệu chứng sụp mí mắt hoặc lác. 

5. Mất thăng bằng

Nếu khối u phát triển ở hố sau sẽ gây mất khả năng thăng bằng của cơ thể. Trẻ đi lại loạng choạng, đứng không vững, có thể té ngã bất cứ lúc nào

6. Rối loạn về phát triển

U não phát triển ở nền sọ, vùng tuyến yên có thể gây ra rối loạn nội tiết, đặc biệt là hormon phát triển GH gây dậy thì chậm, cơ thể phát triển không bình thường, nhi tính.

7. Rối loạn về giấc ngủ

Áp lực nội sọ tăng gây chèn ép dây thần kinh khiến bệnh nhân đau đầu, dễ bị kích thích, ngủ gà hoặc khó ngủ.

8. Yếu liệt nửa người

Khi bệnh đã tiến triển nặng, trẻ em có thể rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mơ, chân tay yếu, mất cảm giác vận động, nằm liệt giường.

9. Vẹo cổ, rung giật cơ

Đôi khi, trẻ bị u não có thể xuất hiện các chứng rung giật cơ, vẹo cổ khiến các bậc phụ huynh khiếp sợ. 

Các bậc phụ huynh khi thấy các dấu hiệu trên nên quan sát con trẻ kỹ càng hơn và đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế để có chuẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

18/07/2025
Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược thiên nhiên được biết đến với nhiều công dụng tốt. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều biết sản phẩm này nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây nên nhiều nguy hiểm cho cơ thể.
18/07/2025
Đông trùng hạ thảo được biết đến nhiều trong Y học cổ truyền đặc biệt ở Trung Quốc và đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị nhiều bệnh về sức khỏe. Mặc dù nấm có triển vọng trong nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn có rất ít nghiên cứu về tác dụng của chúng đối với con người. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu trước khi các chuyên gia có thể đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào.
17/07/2025
Theo các nghiên cứu khoa học, Đông trùng hạ thảo có tác dụng trong việc hỗ trợ đẩy lùi các khối u ác tính, cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh của người mắc ung thư. Bên cạnh đó, đông trùng hạ thảo hỗ trợ tăng lượng bạch cầu và tiểu cầu, cải thiện các tác dụng phụ ở bệnh nhân sau hóa trị như: buồn nôn, chán ăn, rụng tóc, mất ngủ... Giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch, hỗ trợ các biến chứng của tiểu đường và vô vàn các công dụng thần kỳ khác đối với sức khỏe con người.
Zalo Mesenger