Nấm da đầu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị nấm da đầu

20/10/2021
Nấm da đầu không chỉ khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy da đầu mà còn làm tóc gãy rụng. Vậy nấm da đầu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh nấm da đầu?

Nấm da đầu đầu là bệnh gì?

Nấm da đầu là một bệnh do nấm sợi Trichophyton và Microsporum gây ra. Bất cứ ai và bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị nấm da đầu. Bệnh nấm da đầu thường bị nhầm lẫn với một số bệnh da đầu khác như á sừng, vảy nến,... Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây viêm da đầu, rụng tóc hoặc nhiễm trùng.

Nguyên nhân và nguồn nhiễm của bệnh nấm da đầu

Nấm da đầu chủ yếu do sự xâm nhập của 2 loại nấm là Trichophyton và Microsporum gây ra. Môi trường ẩm ướt là nơi khu trú và phát triển của 2 loại nấm này. Do đó 2 yếu tố chính gây ra nấm da đầu là:

Vệ sinh da đầu không sạch sẽ

Da đầu không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến sự tích tụ của bụi bẩn và mồ hôi tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Cùng với thói quen gãi, dựt tóc, chà xát mạnh làm da đầu tổn thương, tạo điều kiện cho vi nấm xâm nhập gây bệnh.

Thói quen sinh hoạt xấu

Lười gội đầu, gội đầu xong không làm khô tóc mà lên giường đi ngủ luôn là những yếu tố phát sinh nấm gây bệnh. Đồng thời, việc sử dụng các vật dụng cá nhân nhiều năm không thay như khăn tắm, gối ngủ, mũ cũng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.


Nguồn lây nấm da đầu chủ yếu là từ người này qua người khác. Một số trường hợp khác có thể lây từ súc vật như chó,mèo. Sử dụng chung vật dụng cá nhân như mũ gối, chăn hoặc tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm cũng được xem là những yếu tố chính làm lây nhiễm bệnh nấm da đầu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm da đầu

Một số dấu hiện chính cảu bệnh nấm da đầu như:

  • Da đầu xuất hiện nhiều gàu

Các sợi nấm kích thích da đầu tiết nhờn, kết hợp với các tế bào chết hình thành dầu. Đây là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh nấm da đầu.

  • Ngứa ngáy khó chịu, da đầu xuất hiện nhiều mụn

Do việc tiết nhờn quá nhiều nên giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, việc tiết nhiều dầu nhờn sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, tạo thành các cục mụn li ti trên da đầu. Nếu ngừa người bệnh thường xuyên gãi da đầu do ngứa sẽ khiến nấm càng phát triển hơn.

  • Tóc rụng nhiều hơn

Sau khoảng 30 ngày từ ngày xuất hiện gàu trên da đầu thì hiện tượng rụng tóc bắt đầu diễn ra mạnh mẽ. Đây là hồi chuông báo hiệu tình trạng nấm da đầu đã đến giai đoạn nặng hơn. Tóc rụng có thể tạo thành mảng tròn hay bầu dục trên da đầu. Bạn cần sớm đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời, ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng hơn (có thể khiến tóc không mọc lại vĩnh viễn).

Điều trị bệnh nấm da đầu

Điều trị nấm da đầu càng sớm thì càng ngăn chặn được những biến chứng xấu của bệnh. Thông thường nấm da đầu sẽ được điều trị bằng thuốc kết hợp cùng dầu gội trị gàu.

Điều trị bằng thuốc uống

Một số thuốc uống được dùng trong điều trị nấm ví dụ như griseofulvin micronized,  terbinafine. Với tổn thương nặng có thể cần dùng cả prednisone. Liều lượng và cách dùng thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định cho từng bệnh nhân cụ thể.

Sử dụng dầu gội trị gàu

Một số dầu gội được kê đơn để điều trị nấm da đầu thường có thành phần ketoconazol như Fibonacci hoặc có thể dùng dầu pha Sulfide selenium.

Các biện pháp phòng bệnh nấm da đầu

  • Thực hiện tắm rửa, gội đầu thường xuyên, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
  • Thay khăn tắm, vỏ gối định kì 1 đến 3 tháng 1 lần.
  • Hạn chế dùng chung đồ cá nhân với người khác.
  • Chú ý giữ tóc khô sạch, không để tóc ướt đi ngủ.

Trên đây là một số thông tin về bệnh nấm da đầu. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh nấm da đầu, cách điều trị và phòng ngừa bệnh để bảo vệ bản thân.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

18/07/2025
Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược thiên nhiên được biết đến với nhiều công dụng tốt. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều biết sản phẩm này nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây nên nhiều nguy hiểm cho cơ thể.
18/07/2025
Đông trùng hạ thảo được biết đến nhiều trong Y học cổ truyền đặc biệt ở Trung Quốc và đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị nhiều bệnh về sức khỏe. Mặc dù nấm có triển vọng trong nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn có rất ít nghiên cứu về tác dụng của chúng đối với con người. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu trước khi các chuyên gia có thể đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào.
17/07/2025
Theo các nghiên cứu khoa học, Đông trùng hạ thảo có tác dụng trong việc hỗ trợ đẩy lùi các khối u ác tính, cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh của người mắc ung thư. Bên cạnh đó, đông trùng hạ thảo hỗ trợ tăng lượng bạch cầu và tiểu cầu, cải thiện các tác dụng phụ ở bệnh nhân sau hóa trị như: buồn nôn, chán ăn, rụng tóc, mất ngủ... Giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch, hỗ trợ các biến chứng của tiểu đường và vô vàn các công dụng thần kỳ khác đối với sức khỏe con người.
Zalo Mesenger