SỎI TUYẾN NƯỚC BỌT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

04/04/2022
Rối loạn chức năng của nước bọt có thể gây ra sỏi tuyến nước bọt. Đây là những viên đá nhỏ. Chúng chặn dòng nước bọt tiết ra miệng, gây đau hoặc khó chịu. Bệnh lý này không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu viên sỏi ngày càng lớn dần, bít tắc ống tuyến và gây viêm, thậm chí áp xe thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nặng nề . Dưới đây là những đặc điểm chính về dấu hiệu nhận biết sớm sỏi tuyến nước bọt. Giúp bạn nhanh chóng đến khám và điều trị, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

 

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY SỎI TUYẾN NƯỚC BỌT

Sỏi tuyến nước bọt là một bệnh không lây nhiễm, các yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi tuyến nước bọt như:

Người từng xạ trị vùng đầu hoặc cổ.

Có tiền sử chấn thương miệng.

 

 

 

  • Sử dụng thuốc ảnh hưởng đến sản xuất nước bọt, chẳng hạn như thuốc kháng cholinergic, kháng histamin, thuốc điều trị huyết áp, thuốc tâm thần và thuốc kiểm soát bàng quang…
  • Từng mắc bệnh gút hoặc hội chứng Sjogren.
  • Có các vấn đề về thận.

SỎI TUYẾN NƯỚC BỌT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?      

Trong hầu các trường hợp, sỏi được loại bỏ mà không có biến chứng. Nhưng trong trường hợp sỏi không được loại bỏ kịp thời thì sẽ để lại một số nhiễm trùng tuyến nước bọt sau đây:

Viêm tấy vùng miệng gây đau dữ dội vùng miệng. Đau lan lên tai, hạn chế ăn, nuốt nói. Đau suốt ngày đêm, ảnh hưởng giấc ngủ. Há miệng hạn chế, chỉ giảm đau khi mủ thoát ra được lỗ ống. Sốt nhẹ hoặc cao, sức khỏe bị ảnh hưởng bởi đau và hạn chế ăn uống. Diễn biến tốt khi điều trị bằng kháng sinh, giúp giảm viêm và sỏi sẽ thoát ra ngoài cùng với mủ. Nếu không điều trị kịp thời thì có thể trở thành viêm mãn tính, tiên lượng rất nặng nề. 

Có trường hợp tổ chức viêm tạo thành ổ áp xe, gây tổn thương thần kinh chi phối và hoạt động về cơ mặt, gây liệt mặt. Vì vậy khi tiến hành những ca phẫu thuật bạn cần nói chuyện với bác sĩ để có thể tránh được những rủi ro có thể xảy ra.

TRIỆU CHỨNG CỦA SỎI TUYẾN NƯỚC BỌT

Trong quá trình hình thành, sỏi tuyến nước bọt không gây ra các triệu chứng điển hình và đôi khi chúng có thể tự biến mất ngay trong giai đoạn này. Những viên sỏi thường có màu trắng và cứng nhưng kích thước của chúng có thể khác nhau.

Những viên sỏi khi đạt đến kích thước làm tắc ống dẫn, nước bọt chảy ngược vào tuyến, sẽ gây đau và sưng. Sưng và đau sẽ tăng theo thời gian, bạn sẽ cảm thấy tình trạng ngày càng tồi tệ hơn. Nếu bạn không được điều trị kịp thời thì tình trạng viêm tuyến và nhiễm trùng trong tuyến có thể xảy ra.

 

Các triệu chứng phổ biến của sỏi tuyến nước bọt bao gồm: 

  • Khối đau dưới lưỡi, cảm giác lưỡi bị đẩy phồng lên.
  • Đau hoặc sưng vù dưới hàm hoặc hai bên tai.
  • Đau tăng khi ăn.
  • Sỏi nước bọt đôi khi có thể dẫn đến nhiễm trùng trong hoặc xung quanh tuyến bị ảnh hưởng. Bao gồm các triệu chứng: sốt, hình thành mủ quanh sỏi..

CHẨN ĐOÁN CỦA SỎI TUYẾN NƯỚC BỌT

Nếu bạn có triệu chứng sỏi tuyến nước bọt thì bạn phải đến các cơ sở y tế để có thể được bác sĩ thăm khám bằng cách: quan sát các tuyến, sờ bên ngoài tuyến và cả trong miệng bạn. Sờ dọc ống Wharton đôi khi thấy sỏi lẫn trong niêm mạc miệng bị sưng, cương nề, cứng, đau.

Các xét nghiệm cũng có thể được hỗ trợ thêm. Chẳng hạn như X - quang, CT scan rất hữu ích trong chẩn đoán xác định và phân biệt với các bệnh khác, siêu âm vùng tuyến tìm sỏi, khối u, và hạch.

 

 

ĐIỀU TRỊ SỎI TUYẾN NƯỚC BỌT

Nội soi các tuyến nước bọt: phương pháp này không đau nên không cần thực hiện gây tê, gây mê.

Tán sỏi tuyến nước bọt ngoài cơ thể: Dùng dụng cụ vi phẫu phát sóng xung quanh kích điện từ để tán vỡ sỏi mà không gây tổn thương mô tuyến. Phương pháp này hoàn toàn không đau và không cần thực hiện vô cảm.

Điều Trị Nội Khoa: Thuốc chống co thắt giúp nước bọt dễ thoát ra hơn. Kháng sinh phổ rộng để chống nhiễm trùng và đề phòng bội nhiễm. thuốc kháng viêm và giảm đau.

Bóc tách sỏi thông thường: khi sỏi đơn độc và nằm gần miệng ống dẫn nước bọt. Cần gây tê tại chỗ.

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến nước bọt.

Cắt bỏ tuyến dưới hàm, cần đề phòng tổn thương thần kinh, sau đó may từng lớp và hút dẫn lưu

 

Để phòng ngừa và phát hiện sớm sỏi tuyến nước bọt bạn nên thường xuyên vệ sinh khoang miệng, khám tầm soát bệnh lý về răng, nướu, và viêm niêm mạc miệng theo định kỳ ở các cơ sở y tế uy tín và chất lượng.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

18/07/2025
Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược thiên nhiên được biết đến với nhiều công dụng tốt. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều biết sản phẩm này nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây nên nhiều nguy hiểm cho cơ thể.
18/07/2025
Đông trùng hạ thảo được biết đến nhiều trong Y học cổ truyền đặc biệt ở Trung Quốc và đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị nhiều bệnh về sức khỏe. Mặc dù nấm có triển vọng trong nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn có rất ít nghiên cứu về tác dụng của chúng đối với con người. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu trước khi các chuyên gia có thể đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào.
17/07/2025
Theo các nghiên cứu khoa học, Đông trùng hạ thảo có tác dụng trong việc hỗ trợ đẩy lùi các khối u ác tính, cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh của người mắc ung thư. Bên cạnh đó, đông trùng hạ thảo hỗ trợ tăng lượng bạch cầu và tiểu cầu, cải thiện các tác dụng phụ ở bệnh nhân sau hóa trị như: buồn nôn, chán ăn, rụng tóc, mất ngủ... Giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch, hỗ trợ các biến chứng của tiểu đường và vô vàn các công dụng thần kỳ khác đối với sức khỏe con người.
Zalo Mesenger